Thứ Tư, 28 tháng 12, 2016

Những Họa Sĩ Bậc Thầy Nhật Bản Khai Sáng Hội Họa Phương Tây

Hiroshige
HIROSHIGE. Kunisada, rút từ "53 thư trạm trên đường thiên lý Tokaido", 1852.
Khắc gỗ
Tương truyền rằng các hoạ sĩ Pháp hồi giữa thế kỷ 19 đã khám phá ra nhiều điều kỳ diệu của tranh khắc gỗ Nhật Bản khi họ vớ được các giấy gói đồ gốm nhập từ Nhật Bản về. Ngày nay, khi ta xem các tranh in ván khắc của Utagawa Hiroshige và Katsushika Hokusai, hai họa sĩ vĩ đại nhất của thể loại tranh in bản khắc gỗ của Nhật Bản, ta khó có thể hiểu hết việc các hoạ sĩ theo trường phái Ấn tượng- Hiện đại chủ nghĩa của Châu Âu, từ Manet đến Bonnard, đã tìm thấy được ở các kiệt tác của họ tính trong sáng, tính tiết kiệm về đường nét hình thức và kỹ thuật tinh xảo của những tác phẩm có tính chất kim chỉ nam và là nguồn cảm hứng bất tận ấy của các nghệ sĩ Nhật Bản, giúp họ thoát khỏi các quy ước tù túng của hội hoạ Beaux Arts-Pháp  và Victoria-Anh hồi thế kỷ 19.
Giờ đây, chỉ riêng Bộ sưu tập Phillips (Phillips Collection ) ở Washington cũng đủ minh hoạ được ảnh hưởng lớn lao của các tác phẩm tranh in ván khắc Nhật Bản đối với các hoạ sĩ Hiện đại chủ nghĩa của Châu Âu và Hoa Kỳ. Viện Bảo tàng Mỹ thuật Hiện đại trưng bày các tranh in trong Bộ Sưu tập Phillips nhan đề “Hội ngộ Đông- Tây: Hiroshige trong Bộ sưu tập Phillips Collection” (East Meets West: Hiroshige at the Phillips Collection) gồm loạt tranh in đã từng làm cho Hiroshige nổi tiếng- “53 thư trạm trên đường thiên lý Tokaido” (The Fifty-Three Stations of the Tokaido)- đan xen với các tác phẩm thuộc quyền sở hữu của bảo tàng do các nghệ sĩ nổi danh sáng tác như Cézanne, Whistler và Braque, cũng như các hoạ sĩ ít nổi tiếng hơn như Augustus Tack, Ernest Lawson và Maurice Prendergast.
Nhìn chung, đây không phải là một cuộc triển lãm lớn bởi vì nhiều tác phẩm của Âu châu và Hoa Kỳ không khác nhau về chất lượng lắm, đặc biệt khi đặt cạnh tác phẩm của Hiroshige. Tuy vậy, đây vẫn là một cuộc trưng bày đầy tính giáo huấn và khai sáng, đồng thời cũng là một dịp hiếm có giúp ta được chiêm ngưỡng cả bộ tranh “53 thư trạm trên đường thiên lý Tokaido” trong điều kiện nguyên bản. Đây là báu vật mượn được từ một bộ sưu tập tư nhân Nhật Bản.
Được ấn hành khoảng năm 1833-1834, bộ tranh này gồm 55 bức tranh phong cảnh dọc đường thiên lý Tokaido, quốc lộ duyên hải phía đông nối liền Edo- tức Tokyo ngày nay- với Kyoto, gồm 53 bức đặc tả 53 thư trạm được thiết lập dọc theo hai bên dặm đường thiên lý này cộng với 2 bức miêu tả hai cây cầu ở điểm đầu và điểm cuối của cuộc hành trình.
Xem hết bộ tranh được tuyển chọn từ Bộ sưu tập Phillips, ta thấy hình như những gì các nghệ sĩ phương Tây tiếp thu được từ Hiroshige và các nghệ sĩ vẽ tranh in khác của Nhật Bản chủ yếu là về hình thức trình bày tranh: bố cục gọn nhẹ, hoặc để trống khoảng không gian ở phần chính giữa, đơn giản hoá các chi tiết nhằm nêu bật các hình khối, hoa văn, nhịp nhàng đường nét,...
Cahn6 dung Hiroshige - Kunisada
Chân dung Hiroshige do Kunisada vẽ theo trí nhớ
Đối với các nghệ sĩ thuộc trường phái Ấn tượng chủ nghĩa, những ưu điểm này phục vụ cho việc sáng tác sơn dầu trên toan vải bố, là chất liệu gây cảm nhận thị giác rất nhạy... Với các nghệ sĩ Hậu Ấn tượng chủ nghĩa như Van Gogh và Cézanne, có một sự chuyển hướng từ gây cảm nhận thị giác sang quan tâm có tính chất liên hệ bản thân đến hệ thống các qui tắc hình họa. Việc này không hề đi ngược lại truyền thống Nhật Bản, không phát triển khả năng sao chép thiên nhiên mà bằng cách ngày càng làm tinh tế hơn các qui ước truyền thống của nghệ thuật trình bày mà thôi.
Điều kỳ diệu trong Hiroshige là ở chỗ ông đã tạo nên một ấn tượng trừu tượng đơn giản tuyệt đẹp một cách nhẹ nhàng biết dường nào bằng đường nét chính, các màu cùng sắc thái theo hướng tự nhiên chủ nghĩa, tạo nên được những hiệu ứng tự nhiên trong sáng về ánh sáng và thời tiết cũng như những đặc tả các đặc trưng thiên nhiên của phong cảnh.
Về một phương diện nào đó, phương Đông đã gặp phương Tây trong lúc đi theo các hướng trái ngược nhau: phương Đông theo hướng tự nhiên chủ nghĩa đậm nét hơn và phương Tây theo hướng trừu tượng hoá mạnh mẽ hơn.
Tác phẩm của Hiroshige là đợt nở rộ cuối cùng của nghệ thuật in tranh truyền thống của Nhật. Khi Nhật Bản mở cửa thương mại với phương Tây vào năm 1853, thì nghệ thuật và nhiếp ảnh phương Tây đã tràn vào, khiến cho các phong cách trình bày của Nhật trở nên lỗi thời. Trong khi đó, Chủ nghĩa hiện đại Tây phương lại tiếp thu những gì nó cần từ phương Đông và tiếp tục lao vào các lĩnh vực trừu tượng hoá không hề được định trước.
Vì các tác phẩm của phương Tây trong Bộ sưu tập Phillips nhìn chung đều rất mờ nhạt, cho nên tác dụng chủ yếu của cuộc triển lãm này là nhằm nêu bật Hiroshige vĩ đại tới mức nào: cứ mỗi lần ta chuyển quan sát từ một trong số những tác phẩm của nghệ sĩ phương Tây- dù đó là của Bonnard hay của Prendergast hay của Kokoschka- sang một trong những kiệt tác tuyệt vời, long lanh của Hiroshige, lập tức ta cảm thấy ngay được một cảm giác nhẹ nhõm, một niềm vui sướng ngập tràn khôn tả. Tình hình sẽ khác giá như các tác phẩm của các nghệ sĩ phương Tây khác được trưng bày- chẳng hạn Manet, Cassatt, Van Gogh và Vuillard đều là những danh hoạ nằm trong số vắng bóng- cho nên trước sự hiện diện của tác phẩm của các nghệ sĩ  thuộc “hạng đàn em kia”, các kiệt tác của Hiroshige thực sự nổi trội lên, chói loà, choáng ngợp.
núi phú sĩ - hiroshige
HIROSHIGE. Núi Phú Sĩ nhìn từ Numazu, một trong 53 thư trạm trên đường thiên lý Tokaido
Tập trung vào các tranh in của Hiroshige, bạn khám phá được một điều gì đó mà các hoạ sĩ Hiện đại chủ nghĩa bỏ qua mất vì họ quá tập trung vào hình thức và trừu tượng hoá: những tranh in đó thú vị biết nhường nào!  Hiroshige không phải là một viên quan lại sáng tác tranh đơn thuần để cho  một số ít người được học hành ngắm nhìn cho vui mắt, ông là một nghệ sĩ vô cùng nổi tiếng trong dân chúng. Có những hình ảnh về phong cảnh trên đường thiên lý Tokaido được vẽ và bán tới con số trên 10.000 bản đến mức nhiều bản khắc gỗ bị mòn và đã phải khắc lại để thoả mãn nhu cầu của mọi người.
YMDXTU022737YMDXTU022737
NISHIKAWA SUKENOBU. Hộp búp bê. TK18. Tranh khắcKATSUSHIKA HOKUSAI. Sóng bạc đầu trên bờ biển Canagawa. Khắc gỗ
Ta có thể dễ dàng thấy được tình cảm mến mộ đó của dân chúng. Hiroshige là một nghệ sĩ vô cùng tài ba, dí dỏm và phóng khoáng. Hầu như tất cả những hình người nhỏ xíu trong các bức tranh phong cảnh của ông đều được cá tính hoá trông ngồ ngộ về điệu bộ, cử chỉ; mặc dù series tranh in này không đặc tả những nhân vật chủ chốt nào, như thể loại tranh minh hoạ tiểu thuyết thường làm, nhưng ông vẫn tạo cho mỗi nhân vật nhỏ xíu của ông một tính người rất sinh động: chẳng hạn, người đàn ông chạy theo cái mũ của mình bị gió cuốn đi, những người phụ nữ mời chào khách vào nhà hàng của họ,  những người đàn ông  ngồi nhấm nháp chén trà trong các quán trà, những lữ khách gập ghềnh bước thấp bước cao trên sườn núi dưới trời mưa tầm tã,...
YMDXTU022737
HIROSHIGE. Đèo Satta. Khắc gỗ
Hơn nữa Hiroshige còn khơi gợi được ý thích lao vào những cuộc viễn du. Thực tế, những bức tranh in của ông đặc tả được đủ các hạng người trong xã hội đang trong quá trình dịch chuyển; chúng không phải là những bưu ảnh phong cảnh của thế kỷ 19. Hầu như trong mỗi bức tranh in, Hiroshige đều sử dụng những thủ thuật hình thức để nêu bật một động tác nào đó trong không gian: những con đường ngoằn ngoèo từ gần đến xa, mắt ta thì dõi theo xem chúng dẫn tới đâu còn trí ta thì phân vân tự hỏi chúng vượt ra khỏi khung tranh ở những chỗ nào. 
Trong nhiều bức, các cây cầu tưởng chừng như bắc qua không trung khiến ta tự hỏi không biết những người qua cầu từ đâu tới và họ sẽ đi đâu, về đâu. Mà cầu thường dẫn vào các làng xóm nên ta lại phân vân tự hỏi không biết những lữ khách mỏi mệt kia sẽ cảm thấy thế nào khi tới được nơi họ mong muốn: bầu không khí ấm cúng của tổ ấm gia đình, bữa cơm đông vui đầm ấm, cảm giác được thoải mái nhờ nghỉ ngơi thư giãn,... Đôi khi, tổ ấm còn quá xa vời, hình ảnh một thị trấn dưới chân một ngọn núi cao ở phía xa xăm như vẫy gọi mời chào đoàn lữ hành còn đang ngồi nghỉ lấy sức ở tiền cảnh sau khi vượt qua một con sông nước cuồn cuộn đổ về xuôi... Không hề có tí gì có tính chất tôn giáo trong các hình ảnh của Hiroshige mà chỉ có một ý ngầm thôi thúc ta khăn gói lên đường dấn bước vào cuộc lãng du như một cuộc hành hương trong tâm thức mà thôi.
Khó có tác phẩm nào của các nghệ sĩ phương Tây trong Bộ sưu tập Phillips  trưng bày tại đây toát lên được cái cảm giác thôi thúc lên đường đó. Ernest Lawson có vẽ những cây cầu theo phong cách Ấn tượng chủ nghĩa, nhưng chúng cứ nhòa dần vào các lớp sơn bồi dầy không rõ nét của tác phẩm, chúng không phải là những cây cầu thôi thúc ta muốn băng qua trên dặm đường thiên lý... Ngay cả bức tranh phong cảnh Núi Sainte-Victoire của Cézanne cũng không khơi gợi một ý thích nào khiến ta muốn bước vào thế giới của nghệ sĩ cả; những mảng sơn trát dày của nghệ sĩ ngăn bất cứ ý muốn nào trong tâm tưởng của ta và hướng ta chú ý tới cách cấu tạo của bức tranh nhiều hơn.
YMDXTU022737YMDXTU022737
CLAUDE MONET. Ấn tượng bình minhVINCENT VAN GOGH.Cây lê nở hoa. 1888 theo phong cách các tranh in ván khắc Nhật Bản
Chỉ có một trường hợp ngoại lệ trong số các tác phẩm phương Tây này là tác phẩm tuyệt vời sáng tác thời gian đầu của Paul Gauguin trong đó ta đứng trên một đồi cao cỏ mọc xanh tươi nhìn xuống mấy người đang tắm dưới làn nước ở rìa một con sông và một ngư phủ ngồi câu cá ở một mũi đất phía xa xa... Ta có cảm giác như thể ta muốn lao xuống đồi cũng để tắm cho thoả thích hoặc ngồi nhàn tản buông câu bên làn nước êm trôi...
Hội hoạ Hiện đại chủ nghĩa phương Tây đã bỏ qua không phát triển khía cạnh hình ảnh và tâm lý lãng du này, nhưng trong cuộc triển lãm tại đây, nó lại rất được chú ý. Cách miêu tả của Hiroshige không hề bị mai một. Nó nở rộ trong các truyện tranh, các tiểu thuyết có tranh minh hoạ, các phim hoạt hình mà các nghệ sĩ của cả phương Đông lẫn phương Tây vẫn tiếp tục, gây ấn tượng mạnh đối với biết bao người trên toàn thế giới.
Lam Điền
(Sưu tầm & giới thiệu theo bài viết  How a Japanese Master
enlightened the West
 của Ken Johnson đăng trên tờ TBNY ngày 1.7.2005)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét