Vùng mỏ sớm có lớp học vẽ từ năm 1959. Lớp học của công nhân, do các họa sỹ Trung ương về trực tiếp giảng dạy khi các ông công tác tại Vùng mỏ. Đoàn do Thứ trưởng Bộ Văn hóa Cù Huy Cận dẫn đầu.Đoàn có nhiều văn nghệ sỹ nổi tiếng, các thành viên đã đi sâu, tìm hiểu, tiếp xúc với anh em công nhân mở lớp vẽ để giúp cho các xí nghiệp có người làm công tác mỹ thuật phục vụ sản xuất. Họa sỹ Nguyễn Anh Thường được phân công phụ trách chính của lớp học. Lớp có gần 50 học viên. Chương trình học theo như giáo án của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam, cũng vẽ hình họa có người mẫu, học kẻ chữ, trình bày biểu đồ, sáng tác tranh cổ động phục vụ sản xuất, tập làm bố cục tranh, luật xa gần và giải phẫu. Giảng bài kết hợp lúc vẽ hình họa và phong cảnh. Đề tài sáng tác lấy ngay thực tế sản xuất của mỏ.
Để tạo điều kiện cho học viên lãnh đạo xí nghiệp bố trí cho công nhân được chuyển hết về ca 1, học viên tan ca thì về thẳng lớp học, nhiều người vào lớp còn lấm bụi than và dầu máy. Chủ nhật, ngày nghỉ, thầy trò đưa nhau đi vẽ phong cảnh. Khi học tập đã khá, học viên được về xí nghiệp, nơi họ công tác để vẽ tranh cổ động phục vụ sản xuất. Thời gian học từ tháng 5 đến tháng 10, cuối học kỳ tổ chức triễn lãm báo cáo. Kết quả của lớp học đã có tác dụng tốt đến lãnh đạo và đã tạo được ảnh hưởng tới công nhân mỏ. Đặc biệt khi lớp vẽ kết thúc được vài ngày thì họa sỹ Trần Đình Thọ lúc đó là Phó Hiệu trường Trường Cao Đẳng Mỹ thuật Việt Nam về làm việc với Lãnh đạo Mỏ, để tuyển chọn 5 học viên có năng khiếu, về học trung cấp mỹ thuật tại Hà Nội. Từ lớp vẽ đầu tiên tại Cẩm Phả, đã tạo hiệu ứng tốt cho toàn tỉnh. Kể từ năm 1959, Sở Văn hóa và Liên hiệp Công đoàn, hàng năm phối hợp mở các lớp ngoài giờ sản xuất cho công nhân ở hai khu vực Hòn Gai và Cẩm Phả. Năm 1961, họa sỹ Lưu Danh Thanh mở lớp vẽ ở thị xã Hòn Gai. Sau đó đã tổ chức triển lãm mỹ thuật năm 1961, Sở Văn hóa và Liên hiệp Công đoàn coi triển lãm mỹ thuật là hoạt động không thể thiếu vào dịp lễ hội truyền thống vùng mỏ 12/11 hàng năm.
Để tạo điều kiện cho học viên lãnh đạo xí nghiệp bố trí cho công nhân được chuyển hết về ca 1, học viên tan ca thì về thẳng lớp học, nhiều người vào lớp còn lấm bụi than và dầu máy. Chủ nhật, ngày nghỉ, thầy trò đưa nhau đi vẽ phong cảnh. Khi học tập đã khá, học viên được về xí nghiệp, nơi họ công tác để vẽ tranh cổ động phục vụ sản xuất. Thời gian học từ tháng 5 đến tháng 10, cuối học kỳ tổ chức triễn lãm báo cáo. Kết quả của lớp học đã có tác dụng tốt đến lãnh đạo và đã tạo được ảnh hưởng tới công nhân mỏ. Đặc biệt khi lớp vẽ kết thúc được vài ngày thì họa sỹ Trần Đình Thọ lúc đó là Phó Hiệu trường Trường Cao Đẳng Mỹ thuật Việt Nam về làm việc với Lãnh đạo Mỏ, để tuyển chọn 5 học viên có năng khiếu, về học trung cấp mỹ thuật tại Hà Nội. Từ lớp vẽ đầu tiên tại Cẩm Phả, đã tạo hiệu ứng tốt cho toàn tỉnh. Kể từ năm 1959, Sở Văn hóa và Liên hiệp Công đoàn, hàng năm phối hợp mở các lớp ngoài giờ sản xuất cho công nhân ở hai khu vực Hòn Gai và Cẩm Phả. Năm 1961, họa sỹ Lưu Danh Thanh mở lớp vẽ ở thị xã Hòn Gai. Sau đó đã tổ chức triển lãm mỹ thuật năm 1961, Sở Văn hóa và Liên hiệp Công đoàn coi triển lãm mỹ thuật là hoạt động không thể thiếu vào dịp lễ hội truyền thống vùng mỏ 12/11 hàng năm.
Giáo sư Viện sỹ, Họa sỹ Trần Văn Cẩn thường xuyên về giúp cho phong trào Mỹ thuật tỉnh Quảng Ninh phát triển.
Trong triển lãm, ngoài các tác phẩm của công nhân còn có nhiểu tác phẩm của anh em tại Yên Hưng, nên triển lãm phong phú về đề tài. Tại Triển lãm Ban Tổ chức mời các tác giả có tác phẩm về dự khai mạc để anh em có dịp giao lưu học hỏi.Vùng mỏ Quảng Ninh với Vịnh Hạ Long là nơi thường được các họa sỹ Hội Mỹ thuật Việt Nam, thầy trò các trường mỹ thuật về thâm nhập thực tế để sáng tác. Đó cũng là môi trường thuận lợi cho anh chị em mỹ thuật vùng mỏ học hỏi, trau dồi kiến thức: các họa sỹ danh tiếng như Trần Văn Cẩn, Huỳnh Văn Thuận, Huỳnh Văn Gấm, Mai Văn Hiến, Nguyễn Sáng, Nguyễn Thế Vinh, Nguyễn Tư Nghiêm... Theo dõi từng bước phát triển của phong trào mỹ thuật vùng mỏ, Họa sỹ Nguyễn Sáng, Nguyễn Thế Vinh hướng dẫn một số anh em tại Hòn Gai về kỹ thuật sơn mài, họa sỹ Lê Quốc Lộc hướng dẫn về trang trí, họa sỹ Lê Phả dạy cho anh em về tranh khắc gỗ. Đến năm 1971 Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức Triển lãm Mỹ thuật Quảng Ninh lần đầu tiền tại Hà Nội, tổ chức tọa đàm để các tác giả Quảng Ninh có thêm kinh nghiệm sáng tác và cũng từ đó cứ vài năm Quảng Ninh lại mang tác phẩm mỹ thuật lên Hà Nội triển lãm, tạo đà cho các cuộc triển lãm nhóm và cá nhân của họa sỹ Quảng Ninh tại thủ đô như: Nhóm 4 người của Phạm Phi Châu, Ngô Phương Cúc, Bùi Đình Lan, Bùi Trọng Hướng. Triển lãm cá nhân của Ngô Văn Túc, Trần Tuấn Lân, Vũ Tư Khang, Ngô Phương Cúc, Lê Vân Hải, Lê Chuyền, Lê Hoàng Nguyên, Phạm Phi Châu và Phạm Đăng Tuấn.
Lớp vẽ do họa sỹ Hoàng Công Luận hướng dẫn trong một buổi thực hành
Các thầy dạy của lớp học vẽ đầu tiên tại vùng mỏ là những họa sỹ Nguyễn Anh Thường, Nguyễn Yên, Lưu Yên, Hoàng Công Luận, Lưu Danh Thanh. Sau đợt công tác tại Vùng mỏ, các thầy cũng lần lượt trở về Hà Nội, riêng họa sỹ Hoàng Công Luận xin tiếp tục ở lại để giúp cho phong trào mỹ thuật của tỉnh (ông công tác từ 1958 - 1977). Tại Quảng Ninh, ông đã tổ chức nhiều lớp học và trại sáng tác cho anh chị em hoạt động mỹ thuật của tỉnh. Từ các lớp học, trại sáng tác nhiều anh em đã trưởng thành, đã có phong cách riêng, được giới mỹ thuật biết đến như họa sỹ Nguyễn Hoàng, Bùi Đình Lan, Đặng Đình Liên, Ngô Phương Cúc, Lê Vân Hải, Phạm Phi Châu, Lê Chuyền, Ngô Văn Túc, Vũ Tư Khang, Tống Giang Minh, Trần Công Phú, Nguyễn Duy Mạnh, Vũ Quý, Bùi Trọng Hướng, Hoàng Ngọc Châu, Lê Na v.v. Nhiều người là công nhân trực tiếp sản xuất, tác phẩm được vẽ tại không gian nơi họ làm việc, nhiều tác phẩm đoạt giải như Lán trại tuyến biên giới của tác giả Nguyễn Hoàng đã chuyển tải được không khí trong bối cảnh công nhân làm phòng tuyến chống ngoại xâm. Tác phẩm được Giải B trong Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc năm 1980. Tác phẩm Cuộc đình công 1936 của tác giả Bùi Đình Lan, lại khai thác về đề tài lịch sử, bức tranh tái hiện một giai đoạn đấu tranh của công nhân vùng mỏ thời pháp thuộc. Tác phẩm được tác giả nghiên cứu kỹ các trang phục các nhân vật thời đó, với gam mầu ghi, ông đã thể hiện thành công không gian của lịch sử, tác phẩm được Hội đồng Nghệ thuật trao Giải Đồng tại Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc năm 1985. Tác giả Ngô Phương Cúc lại thành công ở một hoàn cảnh riêng. Ông vốn là thợ mộc, chuyên đi xây dựng các công trình của Mỏ, nên có điều kiện đi nhiều, hầu như đi khắp mỏ, nên ông có điều kiện quan sát và đã lấy được nhiều tư liệu, vì hoàn cảnh khó khăn về vật liệu vẽ, không có tiền mua toan, nên ông thường lấy những tấm bạt che máy của mỏ đã bị loại vì thủng, rách. Ông mang về dùng sơn dầu khô, được các đồng nghiệp cạo cho từ các pa lét của họ, ông trộn cùng với dầu lanh để đắp, che vết thủng của tấm bạt, biến những miếng đắp đó thành những bãi đá độc đáo trong những bức tranh về mỏ nổi tiếng của ông.
Ngô Phương Cúc, Công trường than, sơn dầu
Năm 1980, ông được trao Giải Khuyến khích tại Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc cho tác phẩm Công trường than. Đặc biệt ông có nhiều tác phẩm được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Họa sỹ Lê Vân Hải trưởng thành từ phong trào mỹ thuật của Vùng Mỏ, sau đó ông được đào tạo bài bản ở các trường trong và nước ngoài. Mặc dù được đi nhiều nơi, nhưng những tác phẩm để ông tâm đắc vẫn là các đề tài về biển, nơi mang đậm dấu ấn về nghệ thuật. Đó là những ngư dân chất phác, một nắng hai sương cừng những chú bé ngồi câu cá, cảnh phơi lưới, vá lưới, những bức phong cảnh cùng những cánh buồn làm nên phong cách Lê Vân Hải rất riêng và độc đáo. Năm 1985, tác phẩm Bắt cua của ông được Huy chương Đồng tại Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc. Họa sỹ Đặng Đình Liên là một người thợ tài hoa (thợ sửa chữa ô tô 7/7) ở ông có năng lực thu hút anh em họa sỹ trẻ. Khu nhà sơ tán của ông là nơi hội tụ của giới mỹ thuật ở thời gian đó, nhiều người đã đạp xe từ Cẩm Phả sang, hoặc từ Uông Bí tới, để cùng nhau đi vẽ và sàng tác. Bản thân ông cũng sáng tác được nhiều tranh như Xưởng sửa chữa ô tô, Đầu tầu số 10, Phân xưởng đúc đồng, Phong cảnh mỏ. Mỗi tác phẩm đều là những tìm tòi mới đầy trăn trở. Ông là người đầu tiên của Vùng mỏ có tranh được Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam lưu giữ. Rất tiếc năm 1972 ông bị máy bay Mỹ sát hại. Rất nhiều tác giả Quảng Ninh trưởng thành từ phong trào mỹ thuật Vùng Mỏ và nhiều người được đào tạo chính quy ở các trường Mỹ thuật Quốc gia, nhiều người đã có dấu ấn riêng trong nghệ thuật, nhiều tác giả đạt được giải thưởng cao của tỉnh và trung ương, như họa sỹ Trần Công Phú, Lê Chuyền, Lý Xuân Trường, Kiều Sĩ Khuê, Trần Tuấn Lân, Nguyễn Duy Mạnh, Phạm Phi Châu, Vũ Quý, Vũ Tư Khang, Tống Giang Minh v.v... ở họ mỗi người mỗi vẻ, đều miệt mài trong sáng tạo nghệ thuật, trong số họ nhiều người có tác phẩm tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và có tranh trong các bộ sưu tập trong và ngoài nước.
Năm 1980, Mỹ thuật Quảng Ninh được trao giải chính thức của Bộ Văn hóa và Hội mỹ thuật Việt Nam và được cố Giáo sư, Viện sỹ Trần Văn Cẩn chủ tích Hội Mỹ thuật Việt Nam tặng cho phong trào mỹ thuật Quảng Ninh Giải thưởng riêng của họa sỹ.Đây là một chặng đường đáng tự hào của phong trào mỹ thuật vùng mỏ. Thế hệ tiếp theo rất cần phải trau dồi nhiều hơn nữa, để nối tiếp truyền thống của thế hệ đi trước. Đó cũng là những thách thức lớn của những người hoạt động nghệ thuật thế hệ trẻ.
Năm 1980, Mỹ thuật Quảng Ninh được trao giải chính thức của Bộ Văn hóa và Hội mỹ thuật Việt Nam và được cố Giáo sư, Viện sỹ Trần Văn Cẩn chủ tích Hội Mỹ thuật Việt Nam tặng cho phong trào mỹ thuật Quảng Ninh Giải thưởng riêng của họa sỹ.Đây là một chặng đường đáng tự hào của phong trào mỹ thuật vùng mỏ. Thế hệ tiếp theo rất cần phải trau dồi nhiều hơn nữa, để nối tiếp truyền thống của thế hệ đi trước. Đó cũng là những thách thức lớn của những người hoạt động nghệ thuật thế hệ trẻ.
Nguồn Website http://www.ape.gov.vn
TRUNG TÂM MỸ THUẬT TƯ DUY NÉT NGỘ
Trụ sở: 61 Đường D5, P. 25, Quận Bình Thạnh, TPHCM
Cơ sở 1: 111 Nguyễn Thái Sơn, P.4, Quận Gò Vấp, TPHCM
Email: mythuatnetngo@gmail.com
Điện thoại: 090.264.1618
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét