Thứ Ba, 3 tháng 1, 2017

TRUNG TÂM DẠY VẼ UY TÍN NHẤT TẠI TP. HỒ CHÍ MINH


Học vẽ đối với độ tuổi trẻ em  thiếu nhi từ 4 đến 15 tuổi cực kỳ quan trọng. Ở lứa tuổi này khả năng tiếp thu của não bộ rất lớn, việc được tiếp cận với hội họa sẽ phát triển về tư duy logic tạo gu thẩm mỹ cho trẻ. Nhưng có một vấn đề bất cập đó là lâu nay ở nước ta, việc học vẽ nói chung vẫn chưa có một sự thống nhất rõ ràng cụ thể về phương pháp học. Lượng kiến thức mỹ thuật trong nhà trường THCS khá sơ sài và ít ỏi. Học vẽ trong nhà trường phổ thông như cưỡi ngựa xem hoa. Kết quả mang lại không thật sự tốt. ĐỊA CHỈ DẠY VẼ TẠI QUẬN 2 TP HỒ CHÍ MINH
Lớp vẽ tư duy dành cho các bạn thiếu nhi từ 4-15 tuổi tại trung tâm Mỹ Thuật tư duy Nét Ngộ sẽ giúp các em khám phá tiềm năng của mình, tạo nền tảng mỹ thuật,  hội họa, tăng cường sự hiểu biết và diễn đạt ý tưởng thông qua ngôn ngữ mỹ thuật, khơi thông tư duy sáng tạo. " Nếu ví các em là những hạt giống tốt thì lớp vẽ sẽ là những mảnh đất màu mỡ để ươm trồng những mầm cây ấy. Ươm trồng xúc cảm thẩm mỹ trong tâm hồn các em, ươm trồng tài năng nghệ thật và khác vọng sáng tạo trong các em. Điều ấy, đòi hỏi năng lực, lòng nhiệt tình, sự tận tâm, biện pháp khoa học và tình yêu trẻ em rất lớn của mỗi thầy cô giáo. Chúng ta không muốn trong tương lai lại chỉ có một thế hệ công dân chỉ khéo tay, giỏi bắt chước nhưng thị hiếu thẩm mỹ thấp, nghèo trí tưởng tượng, kém sáng tạo và vô cảm. Mỗi cố gắng của thầy cô sẽ góp phần vào sự tiến bộ của sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo những tài năng cho đất nước trong tương lai".
Học viên tại Nét Ngộ
Không phải tất cả các trẻ em khi học mỹ thuật đều trở thành họa sỹ hoặc kiến trúc sư, nhưng chắc chắn rằng tư duy mỹ thuật (màu sắc, họa tiết, đường nét, ...) hình thành từ khi còn nhỏ sẽ theo các em đến từng lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống, từ việc đơn giản như lựa chọn phong cách thẩm mỹ cá nhân đến quyết định các công việc quan trọng khác.

ĐĂNG KÝ HỌC VẼ:

TRUNG TÂM MỸ THUẬT TƯ DUY NÉT NGỘ
Trụ sở:    61 Đường D5, P. 25, Quận Bình Thạnh, TPHCM
Cơ sở 1: 111 Nguyễn Thái Sơn, P.4, Quận Gò Vấp, TPHCM
Cơ sở 2: 1511 Đường Nguyễn Hoàng, Phường An Phú, Quận 2, TP HCM
Email: mythuatnetngo@gmail.com
Điện thoại: 090.264.1618

Choáng ngợp trước tranh chân dung thật như ảnh của họa sĩ gốc Việt

Họa sĩ gốc Việt - Cường Nguyễn - hiện được biết đến trong giới họa sĩ trẻ của Mỹ là một tài năng chuyên sáng tác tranh chân dung thật như ảnh.

Những tác phẩm của Cường Nguyễn mang phong cách lãng mạn, pha trộn nét bí ẩn, nhưng vẫn là những sáng tạo chân thực phản ánh diện mạo đích thực của nhân vật, thông qua lăng kính đẹp đẽ, lý tưởng.
Chia sẻ về duyên nợ đến với hội họa, Cường Nguyễn cho biết niềm vui lớn nhất trong cuộc sống của anh từ trước đến nay vẫn luôn là được cầm bút vẽ. Ngay từ tuổi thiếu niên, anh đã tự kiếm tiền tiêu vặt, thậm chí phụ giúp thêm cho gia đình bằng việc vẽ tranh chân dung trên phố.
Ngay từ khi còn nhỏ, Cường Nguyễn đã bị ấn tượng bởi những gương mặt và luôn thích thú thực hiện những bức tranh chân dung. Tốt nghiệp chuyên ngành thiết kế đồ họa tại trường Đại học San Jose (Mỹ), Cường Nguyễn đã từng có thời kỳ làm chuyên viên thiết kế cho các công ty.
Nhưng niềm đam mê dành cho hội họa đích thực vẫn không rời xa anh, Cường thường tham gia các sự kiện mỹ thuật đường phố như một thú vui ngoài giờ. Khi tham gia các sự kiện này, anh được chú ý bởi khả năng thực hiện những bức tranh chân dung chân thực đáng kinh ngạc dù chỉ sử dụng phấn màu, vẽ trên mặt đường nhựa.
Họa sĩ Cường Nguyễn (trái)
Họa sĩ Cường Nguyễn (trái)
Càng được mời tới tham dự nhiều sự kiện mỹ thuật, niềm đam mê với hội họa càng trở nên mạnh mẽ, cuối cùng, Cường gác lại mọi công việc để chuyên tâm trở thành một họa sĩ vẽ tranh chân dung. Cường Nguyễn hiện tại là thành viên của hội Họa sĩ vẽ tranh sơn dầu Mỹ (Oil Painters of America) và hội Họa sĩ vẽ tranh chân thực quốc tế (International Guild of Realism).
Những tác phẩm của Cường Nguyễn đã được trưng bày tại Viện bảo tàng Nghệ thuật Triton (Santa Clara, bang California) và viện bảo tàng Haggin (Stockton, bang California).
Tranh chân dung của Cường Nguyễn đạt đến một độ tỉ mỉ, mượt mà đáng nể. Mặc dù tranh của anh thường được so sánh với ảnh chụp, nhưng bản thân Cường Nguyễn luôn chủ ý làm sao để tranh không giống hệt ảnh, để người xem có thể cảm nhận rõ ràng rằng đây là một bức tranh và hình dung ra được bức tranh ấy đã được tạo nên như thế nào từ những mảng màu, nét vẽ…
Những bức tranh của họa sĩ Cường Nguyễn luôn cho thấy một cách nhìn lạc quan, tích cực về con người và thế giới xung quanh, cùng một cảm nhận kỳ diệu về vẻ đẹp ẩn chứa trong mỗi con người. Hiện tại, những tác phẩm của họa sĩ Cường Nguyễn có thể được chiêm ngưỡng tại triển lãm John Pence (San Francisco, bang California).
Choáng ngợp trước tranh chân dung thật như ảnh của họa sĩ gốc Việt:
Bích Ngọc
Theo Bored Panda/Art Odyssey

Bí mật ẩn giấu trong những siêu phẩm hội họa

Trong mỗi bức tranh nổi tiếng đều ẩn chứa những bí mật nhỏ ít được biết tới…

Bức “Tiếng thét” (1893) của danh họa Na Uy Edvard Munch
Bức “Tiếng thét” là một trong những họa phẩm có sức sống lâu bền và được nhớ đến nhiều nhất trong lịch sử hội họa hiện đại với hình ảnh ngay lập tức xuất hiện trong trí nhớ công chúng, đó là một hình người “xương xẩu”, méo mó, miệng há, gương mặt biểu lộ nỗi kinh hoàng đứng trước một hậu cảnh là bầu trời đỏ rực đầy đe dọa.
Danh họa Munch đã được truyền cảm hứng thực hiện bức tranh này khi một lần trong người đang không khỏe, ông đi ngang qua một cây cầu bắc qua vịnh hẹp, đúng lúc mặt trời lặn, Munch cảm thấy như thể có một tiếng thét câm lặng đang lan đi trong không gian.
Munch viết trong nhật ký của mình: “Ta nghe thấy tiếng thét và vẽ bức tranh này, vẽ những đám mây như thể mang màu máu. Màu sắc làm nên tiếng thét inh tai”. Thường người xem chỉ tập trung vào hình người biểu lộ nỗi kinh hoàng nằm ở tiền cảnh, sau nữa là dòng nước gần như đen kịt và bầu trời đỏ rực như sắp tận thế.
Ít người để ý tới hai bóng đen ở phía hậu cảnh, hai cái bóng xuất hiện cũng đầy vẻ đe dọa. Thực tế, đây là hình ảnh gợi nhắc tới hai người bạn đã đi cùng với Munch trên cây cầu “định mệnh” giúp ông sáng tác nên siêu phẩm.
Munch từng viết lên khung của một trong 4 phiên bản của bức “Tiếng thét” rằng: “Tôi đi trên cầu cùng hai người bạn. Mặt trời lặn. Trời bỗng đỏ rực. Tôi dừng lại, kiệt sức, dựa vào thành cầu. Các bạn tôi bước tiếp. Tôi đứng đó run lên lo sợ. Tôi cảm thấy tiếng thét vô tận lan đi trong không gian”.
Bức “Kỵ sĩ cười” (1624) của danh họa Hà Lan Frans Hals
Đây là một trong những bức chân dung theo trường phái Ba-rốc nổi tiếng nhất, Hals đã đưa vào rất nhiều chi tiết cầu kỳ, tỉ mỉ cho trang phục và diện mạo của nhân vật, đặc biệt là nụ cười bí ẩn pha chút giễu cợt của nhân vật kỵ sĩ.
Không ai biết kỵ sĩ là ai, chỉ có mấy chữ viết bằng tiếng Latin ở góc trên bên phải của tranh cho biết người đàn ông này 26 tuổi khi tranh được vẽ vào năm 1624. Hình ảnh chuôi kiếm tròn, bằng vàng, lấp ló ở khuỷu tay trái của nhân vật cho biết đây hẳn phải là một tay kiếm cừ khôi.
Bức “Hai ngài đại sứ” (1533) của danh họa Đức Hans Holbein
Bức tranh này vốn là đề tài nghiên cứu hấp dẫn của các chuyên gia lịch sử hội họa, từng đồ vật đặt giữa hai ngài đại sứ đều mang những ý nghĩa ẩn dụ. Danh tính của hai nhân vật này không được biết đến. Hình ảnh cây đàn luýt đứt dây ngầm ám chỉ sự thiếu hòa hợp. Ngay cả hình ảnh quả địa cầu cũng được khắc họa rất chính xác về mặt địa lý.
Ngoài ra, còn có hình ảnh một chiếc sọ biến dạng nằm ở phía dưới bức tranh, dường như tỉ lệ đã được thay đổi để phục vụ một mục đích nào đó. Mặc dù được sáng tác ở thời kỳ Phục hưng, nhưng Holbein đã sớm thử nghiệm cách vẽ “ép phẳng” sự vật. Hình ảnh chiếc sọ trong tranh thường được cho là gợi nhắc đến cái chết, một hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ.
Tại sao Holbein “dàn phẳng” chiếc sọ là điều khó lý giải. Người ta cho rằng có thể bức tranh được dự định treo trên một cầu thang nên họa sĩ đã vẽ như vậy để tạo nên góc nhìn hoàn hảo cho chiếc sọ. Dù lý do là gì, nó cũng cho thấy tài năng và tư duy hiện đại của vị danh họa.
Bức “Chân dung Arnolfini” (1434) của danh họa Hà Lan Jan van Eyck
Bức tranh khắc họa chân dung nhà buôn giàu có Giovanni di Nicolao Arnolfini và vợ của ông. Có rất nhiều chi tiết minh chứng cho sự giàu có của gia đình Arnolfini, chẳng hạn như trang phục có diềm lông thú, trang sức bằng vàng của người phụ nữ, thảm trải sàn được dệt cầu kỳ, giá nến bằng đồng, gương cầu lồi treo trên tường…
Chi tiết nhỏ thú vị trong tranh nằm ở phía trên tấm gương, một dòng chữ viết cách điệu - một chi tiết thường thấy trên tường nhà của nhiều gia đình giàu có thời bấy giờ. Nhưng thực tế, đây chỉ là một dòng chữ thể hiện sự hài hước của danh họa, bởi khi dịch ra, nó có nghĩa là: “Johannes van Eyck đã ở đây vào năm 1434”.
Bức “Lời thề của nhà Horatii” (1784) của danh họa người Pháp Jacques-Louis David
Bức vẽ của David khắc họa một cảnh trong câu chuyện truyền thuyết thời La Mã, kể về hai thành phố thường xuyên gây chiến với nhau, cuối cùng hai bên đi tới quyết định sẽ chấm dứt xung đột và phân thắng bại bằng cách mỗi bên gửi tới 3 chiến binh đấu với nhau. Chiến binh nào thắng chung cuộc đồng nghĩa với thành phố của chiến binh đó chiến thắng.
Trong tranh, 3 anh em của gia đình Horatii đang chào từ biệt cha - người đang nắm giữ những thanh kiếm của các con trai. Cả 4 người đàn ông đều chấp nhận cái chết nhẹ nhàng như nhận lấy nghĩa vụ được giao, đây được xem là bức tranh biểu tượng cho lòng yêu nước và sức mạnh đạo lý.
Trong khi đó, những người phụ nữ của gia đình Horatii biết rằng kết thúc đáng sợ đang chờ đợi 3 người thanh niên trẻ tuổi, họ rầu rĩ ngồi bên nhau ở một góc phòng. Trong số này có người phụ nữ áo đen đang ôm hai đứa trẻ, đứa bé trai ngẩng đầu nhìn lên cha và anh, ánh mắt đầy choáng ngợp trước sự dũng cảm, tận tụy của họ.
Hình ảnh ẩn dụ này mang ý nghĩa rằng lòng yêu nước, sự quả cảm luôn được ngưỡng mộ, soi chiếu đến những thế hệ tiếp theo.
Bức “Joseph - người thợ mộc” (1645) của danh họa Pháp Georges de La Tour
Bức tranh với những mảng sáng tối đối chọi, tương phản mạnh mẽ, khắc họa Chúa Jesus khi còn nhỏ, ngài cầm ngọn nến thắp sáng, ngồi bên cha Joseph trong lúc ông đang làm việc. Hình ảnh ẩn dụ Chúa Jesus cầm ngọn nến soi sáng bóng tối, bàn tay trái giơ lên như thể đang tạ ơn hoặc ban phúc lành… là những hình ảnh không khó hiểu.
Cha Joseph được khắc họa đang dùng một mũi khoan để khoan lỗ vào một thanh gỗ. Hình ảnh hai cha con ngồi bên nhau, con thắp sáng cho cha làm việc có vẻ đẹp dịu dàng và bình an...
Bức “Những tiểu thư đang đợi” (1656) của danh họa Tây Ban Nha Diego Velazquez
Bức tranh khắc họa công chúa Margaret Theresa - con gái của vua Tây Ban Nha Philip IV - đang được vây quanh bởi những người hầu cận và những tiểu thư khác. Bức tranh vốn nổi tiếng bởi bố cục phức tạp của nó, với những nhân vật nhìn thẳng vào người xem tranh và những nhân vật dường như đang lơ đãng.
Trong tranh còn có một tấm gương phản chiếu hình ảnh của nhà vua và hoàng hậu Tây Ban Nha đang đứng ở một góc phòng, dù họ không hiện diện trực tiếp trong tranh. Đặc biệt, trong tranh còn có sự xuất hiện củahọa sĩ Velazquez đang đứng trước khung tranh, trên tay cầm bảng màu.
Họa sĩ đã tự khắc họa chính mình trong tranh và đưa lại ấn tượng rằng bức tranh đang được vẽ từ điểm nhìn của đức vua và hoàng hậu - hai người đang đứng chờ đến lượt mình ngồi làm mẫu vẽ. Hình ảnh Velezquez trong bức tranh này là chân dung tự họa duy nhất của ông.
Bích Ngọc
Theo The Sun/Daily Mail

Mĩ thuật Việt: 365 ngày sôi động




Đời sống mĩ thuật năm 2016 được xem là sôi động, với nhiều triển lãm lớn, những cuộc đấu giá tranh lần đầu tiên được tổ chức. Dẫu vẫn còn những vướng mắc, khó khăn nhưng trong xu thế tiếp tục tìm tòi, sáng tạo, giới họa sĩ đang nỗ lực xây dựng một thị trường mĩ thuật lành mạnh và chuyên nghiệp hơn nữa.
Phiên đấu giá 5 tác phẩm nghệ thuật đầu tiên tại Hà Nội.
Hàng trăm cuộc triển lãm lớn-nhỏ, chung-riêng được tổ chức trong năm qua ở các vùng, miền đã đem lại một bức tranh khá vui cho đời sống mĩ thuật Việt Nam.
Nhưng một cuộc không thể không nhắc đến đó là triển lãm “Mở cửa”- Mỹ thuật 30 năm thời kỳ Đổi mới (1986 - 2016) diễn ra từ ngày 21 đến ngày 28/9/2016 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (Hà Nội).
Triển lãm nhìn nhận, đánh giá sự phát triển và đổi mới của mĩ thuật Việt Nam trong 30 năm (1986 - 2016), giúp công chúng có một cái nhìn khái quát về đời sống mĩ thuật Việt Nam trong 30 năm đổi mới của đất nước.
Cũng cần nhắc tới cuộc triển lãm và trao giải thưởng tranh đồ họa ASEAN diễn ra từ 14 đến 22/12 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Đây là nơi gặp gỡ, giao lưu, trao đổi nghệ thuật giữa nghệ sĩ các nước ASEAN và giới thiệu các tác phẩm tranh đồ họa độc đáo, phong phú và đa dạng cả về nội dung và hình thức thể hiện.
Hay như cuộc thi do Bộ VH-TT&DL phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại các nước ASEAN và Đại sứ quán các nước ASEAN tại Việt Nam tổ chức, với 198 tác giả ASEAN gửi 340 tác phẩm tới tham dự...
Bức Mẫu đơn đỏ của họa sĩ Lê Phổ được bán với giá 40.000 USD.
Đấu giá tranh - bước khởi đầu
Trong năm 2016, không chỉ để làm từ thiện như trước, hoạt động đấu giá nghệ thuật mang tính thương mại đã chính thức ra đời. Đó là phiên đấu giá các tác phẩm nghệ thuật đầu tiên do Công ty cổ phần bán đấu giá Lạc Việt tổ chức tại Hà Nội hay một số galerry tổ chức tại TP HCM.
Rồi các họa sĩ tổ chức đấu giá tranh ủng hộ việc phục dựng nhà Lang (Hòa Bình) bị cháy, đấu giá tranh ủng hộ chiến sĩ làm nhiệm vụ ngoài đảo Trường Sa…
Hình thức đấu giá trên mạng cũng xuất hiện khi họa sĩ Phạm An  Hải khởi xướng, tổ chức cuộc đấu giá online các tác phẩm hội họa dưới sự điều hành của  diễn đàn Vietnam art space. 
Chỉ trong hơn 2 ngày cuộc đấu giá đã bán được 50 bức tranh, đây là dấu hiệu đáng mừng vì hòa chung với xu thế “phẳng” của thế giới, tạo điều kiện cho các họa sĩ có thể có thêm những kênh bán tác phẩm của mình đến tay người yêu mĩ thuật.
Đặc biệt, trong bối cảnh thị trường mĩ thuật hiện nay với nhiều “mảng tối” xung quanh nạn tranh giả, tranh chép thì sàn đấu giá góp phần mang đến một khuôn mặt mới về sự minh bạch của các tác phẩm nghệ thuật. 
Mới đây, phiên đấu giá tối 17/12 tại TP HCM cũng là một sự kiện thú vị. Theo các chuyên gia, tranh của các họa sĩ nổi tiếng như Lê Phổ, Trần Đông Lương, Lê Văn Xương... thì khá “đắt hàng” nhưng không… đắt giá.
Bức “Mẫu đơn đỏ” (sơn dầu) của Lê Phổ bán được 40.000 USD (giá khởi điểm 30.000 USD). Bức “Chân dung thiếu nữ” (chì trên giấy) của Trần Đông Lương được bán 23.000 USD (giá khởi điểm 22.000 USD).
Bức “Thiếu nữ” (lụa) của Lê Văn Xương bán 22.500 USD (giá khởi điểm 22.000 USD). Bức “Hoa cẩm chướng” (sơn dầu trên lụa) của Nguyễn Ngọc Đan bán 2.500 USD (giá khởi điểm 2.000 USD).
Tác phẩm của họa sĩ Thành Chương trong triển lãm “Mở cửa” - Mỹ thuật 30 năm thời kỳ đổi mới.
Điều này cho thấy việc đấu giá không thực sự hào hứng, sôi nổi cho lắm. Còn tranh của các họa sĩ đương đại nổi tiếng Việt Nam hiện nay như Lê Kinh Tài, Bùi Tiến Tuấn, Nguyễn Hoài Hương, Lương Lưu Biên... thì chẳng ai “ngó ngàng” tới.
Bên cạnh đó, việc người đấu giá thành công cặp chóe Tứ linh trị giá hơn 6 tỉ đồng tại phiên đấu giá đầu tiên do Công ty cổ phần bán đấu giá Lạc Việt tổ chức ở Hà Nội, sau đó “xù” không mua nữa khiến cho công tác tổ chức đấu giá cần phải xem xét lại. Cần phải có các điều khoản, quy định pháp luật chặt chẽ; chẳng hạn cần tăng mức phí đặt cọc cao hơn để người đấu giá thắng không bỏ cuộc.
Trong khi đó, các tác phẩm nghệ thuật không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu giá. Vì vậy, Luật Đấu giá tiếp tục sửa đổi được kỳ vọng mang lại cơ sở pháp lý hoàn chỉnh hơn để hỗ trợ hoạt động này.
Theo họa sĩ Vi Kiến Thành, BTC cần chọn người giới thiệu, tác giả, tác phẩm và người điều hành phiên đấu giá có uy tín hơn. Ông cũng cho rằng, đấu giá nghệ thuật phải có tính văn hóa, sang trọng chứ không thể xô bồ như các sản phẩm khác.
Triển lãm “Mở cửa” - Mỹ thuật 30 năm thời kỳ đổi mới thu hút sự quan tâm của giới mĩ thuật.
Tranh giả vẫn hoành hành
Lâu nay việc những tác phẩm hội họa nổi tiếng bị làm giả vẫn là “chuyện thường ở huyện” song triển lãm  “Những bức tranh trở về từ châu Âu” là sự kiện vô tiền khoáng hậu. Đến một nơi đầy tính chuyên môn như Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM cũng bị tranh giả “xâm lấn” thì còn gì đau xót hơn.
Các chuyên gia đã chỉ ra 15 trong số 17 tác phẩm không phải bản vẽ do tác giả đứng tên thực hiện; hai bức còn lại bị mạo danh; đề nghị Bảo tàng có văn bản gửi Công an và Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao TP HCM tạm giữ để phục vụ điều tra và xử lý.
Các bức tranh tưởng được vẽ dưới bàn tay tài danh hội họa như bộ tứ huyền thoại làng hội họa Việt Nam: Nghiêm - Liên - Sáng - Phái (Nguyễn Tư Nghiêm, Dương Bích Liên, Nguyễn Sáng, Bùi Xuân Phái); cùng một số họa sĩ nổi tiếng Trường Mỹ thuật Đông Dương (giai đoạn 1925 - 1945) thực chất chỉ là “ốc mượn hồn”.
Bảo tàng đã gửi lời xin lỗi đến công chúng về sự việc này nhưng cơ quan quản lý đã “không kịp” vào cuộc vì hết thời gian triển lãm, chủ nhân bộ sưu tập đã mang các tác phẩm về… Như vậy, những tác phẩm không phải là thật đó vẫn có cơ  hội trôi nổi ra thị trường. 
Một sự kiện cũng gây “chấn động” không kém đó là trong phiên đấu giá nghệ thuật gây quỹ từ thiện Thiện Nhân và những người bạn tại TP HCM, bức tranh sơn dầu “Phố cổ Hà Nội” của danh họa Bùi Xuân Phái được đấu giá thành công với mức giá 102.000 USD (gần 2,3 tỷ đồng).
Bức tranh cũng dính nghi án nhưng chưa kiểm chứng được khi các nhà chuyên môn và gia đình họa sĩ Bùi Xuân Phái đã lên tiếng nghi ngờ kiệt tác sơn dầu của danh họa là tranh giả…
Từ những năm 90 của thế kỉ trước, nạn tranh giả đã “bung lụa” khi hàng loạt các danh họa nổi tiếng như Bùi Xuân Phái, Nguyễn Phan Chánh và cả những tác giả trẻ mới nổi đều bị sao chép tranh và bán công khai. Không có sự xử lí mạnh tay từ các cơ quan chức năng, trải qua một thời gian dài, tranh giả từ đắt tới rẻ bày bán khắp nơi.
Điều này ảnh hưởng  lớn tới uy tín của chính tác giả khi mà những bức vẽ không còn là “độc bản” và thị trường mĩ thuật lao xao, bát nháo kéo dài quá lâu không có cách nào khắc phục.
Gần đây, khi đã hội nhập với thế giới, người ta giật mình cần có sự minh bạch hơn thì nạn tranh giả đã hoành hành quá lâu rồi. Đây là nỗi ám ảnh của các nhà sưu tập chân chính, đồng thời làm ảnh hưởng tới thị trường mĩ thuật Việt Nam.
Hơn lúc nào hết, cần luật mạnh tay hơn trong nạn tranh giả, nhưng rõ ràng cũng phải có cơ sở pháp lý mới xử lý được, còn nếu không tất cả vẫn chỉ là “nghi án” mà thôi.

http://daidoanket.vn

TRUNG TÂM MỸ THUẬT TƯ DUY NÉT NGỘ
Trụ sở:    61 Đường D5, P. 25, Quận Bình Thạnh, TPHCM
Cơ sở 1: 111 Nguyễn Thái Sơn, P.4, Quận Gò Vấp, TPHCM
Cơ sở 2: 1511 Đường Nguyễn Hoàng, Phường An Phú, Quận 2, TP HCM
Email: mythuatnetngo@gmail.com
Điện thoại: 090.264.1618

DẠY VẼ THIẾU NHI HỒ CHÍ MINH


Học vẽ đối với độ tuổi trẻ em  thiếu nhi từ 4 đến 15 tuổi cực kỳ quan trọng. Ở lứa tuổi này khả năng tiếp thu của não bộ rất lớn, việc được tiếp cận với hội họa sẽ phát triển về tư duy logic tạo gu thẩm mỹ cho trẻ. Nhưng có một vấn đề bất cập đó là lâu nay ở nước ta, việc học vẽ nói chung vẫn chưa có một sự thống nhất rõ ràng cụ thể về phương pháp học. Lượng kiến thức mỹ thuật trong nhà trường THCS khá sơ sài và ít ỏi. Học vẽ trong nhà trường phổ thông như cưỡi ngựa xem hoa. Kết quả mang lại không thật sự tốt. ĐỊA CHỈ DẠY VẼ TẠI QUẬN 2 TP HỒ CHÍ MINH
Lớp vẽ tư duy dành cho các bạn thiếu nhi từ 4-15 tuổi tại trung tâm Mỹ Thuật tư duy Nét Ngộ sẽ giúp các em khám phá tiềm năng của mình, tạo nền tảng mỹ thuật,  hội họa, tăng cường sự hiểu biết và diễn đạt ý tưởng thông qua ngôn ngữ mỹ thuật, khơi thông tư duy sáng tạo. " Nếu ví các em là những hạt giống tốt thì lớp vẽ sẽ là những mảnh đất màu mỡ để ươm trồng những mầm cây ấy. Ươm trồng xúc cảm thẩm mỹ trong tâm hồn các em, ươm trồng tài năng nghệ thật và khác vọng sáng tạo trong các em. Điều ấy, đòi hỏi năng lực, lòng nhiệt tình, sự tận tâm, biện pháp khoa học và tình yêu trẻ em rất lớn của mỗi thầy cô giáo. Chúng ta không muốn trong tương lai lại chỉ có một thế hệ công dân chỉ khéo tay, giỏi bắt chước nhưng thị hiếu thẩm mỹ thấp, nghèo trí tưởng tượng, kém sáng tạo và vô cảm. Mỗi cố gắng của thầy cô sẽ góp phần vào sự tiến bộ của sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo những tài năng cho đất nước trong tương lai".
Học viên tại Nét Ngộ
Không phải tất cả các trẻ em khi học mỹ thuật đều trở thành họa sỹ hoặc kiến trúc sư, nhưng chắc chắn rằng tư duy mỹ thuật (màu sắc, họa tiết, đường nét, ...) hình thành từ khi còn nhỏ sẽ theo các em đến từng lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống, từ việc đơn giản như lựa chọn phong cách thẩm mỹ cá nhân đến quyết định các công việc quan trọng khác.

ĐĂNG KÝ HỌC VẼ:

TRUNG TÂM MỸ THUẬT TƯ DUY NÉT NGỘ
Trụ sở:    61 Đường D5, P. 25, Quận Bình Thạnh, TPHCM
Cơ sở 1: 111 Nguyễn Thái Sơn, P.4, Quận Gò Vấp, TPHCM
Cơ sở 2: 1511 Đường Nguyễn Hoàng, Phường An Phú, Quận 2, TP HCM
Email: mythuatnetngo@gmail.com
Điện thoại: 090.264.1618
ĐỊA CHỈ DẠY VẼ TẠI QUẬN 2 TP HỒ CHÍ MINH

Thông báo nghỉ Tết Nguyên Đán Đinh Dậu 2017

Nhân dịp xuân Đinh Dậu, Mỹ thuật Nét Ngộ kính chúc quý vị phụ huynh, học viên năm mới An khang thịnh vượng - Sức khỏe - Vui vẻ và Hạnh phúc!

Chúc các em học viên yêu quý của Nét Ngộ sẽ có một năm mới gặt hái thật nhiều thành công trong học tập!