Thứ Hai, 29 tháng 8, 2016

Sự thật việc học vẽ tay có cần năng khiếu, cần hoa tay !!

Sự thật việc học vẽ tay có cần năng khiếu, cần hoa tay !!

Bạn có bao giờ đếm hoa tay chưa ?
Bạn nghĩ hoa tay chính là năng khiếu thiên bẩm ?
Bạn có nghĩ là hoa tay hay năng khiếu quyết định khả năng vẽ đẹp ?
Bạn nghĩ là người có nhiều hoa tay thì sẽ là người tài hoa hơn ?
Bạn có biết họa sĩ nổi tiếng nào có nhiều hoa tay chưa ?
Bạn thắc mắc là không có hoa tay thì có nên học vẽ ?
Bạn cho rằng mình không có năng khiếu vì vẽ rất xấu ?
Và bạn có bao giờ tiếc nuối vì mình có quá ít hoa tay ?
Như thế nào là Vẽ đẹp?
Trẻ em thích hình vẽ đơn giản nhiều màu sắc, còn người già lại thích gam màu trầm nhẹ nhàng. Một số người thích mấy bức tranh nguệch ngoạc trừu tượng nhưng một số người thích tranh tả thực.
Làm sao để vẽ đẹp (vẽ giống y như thật)
  1. Khả năng nhận thức thế giới xung quanh của người vẽ.
  1. Cách người đó ghi nhớ các thông tin, hình ảnh nhìn thấy được.
  1. Họ chọn những yếu tố nào trong vật thể để vẽ lại.
1. Khả năng “nhìn” thế giới xung quanh
Hơn nữa, hệ thống thị giác của chúng ta cũng rất “cố chấp”, nó luôn khẳng định kích thước của 1 vật là không đổi, bất chấp vật thể đó ở xa hay gần. Thực ra, hệ thống thị giác “biết được” là vật thể ở gần sẽ to hơn ở xa. Do đó, nó sẽ tự gửi thông tin sai về não để thông báo rằng “kích thước thật của vật thể không đổi đâu, đó chỉ là do sự xa gần thôi”.
2. Cách người đó ghi nhớ các thông tin, hình ảnh nhìn thấy được.
  • Tương quan tỷ lệ trên quy mô tổng thể.
  • Tập trung vào từng chi tiết nhỏ của vật thể.
3. Chọn những thành phần quan trọng của vật thể để vẽ lại
Luyện tập
  1. Xác định tỷ lệ xích thích hợp sao cho hình vẽ phù hợp với kích thước giấy vẽ.
  1. Cố định hình ảnh của đối tượng cần vẽ với những thứ xung quanh nhằm thể hiện chính xác nó tồn tại trong không gian như thế nào.
  1. Xác định các thành phần đặc trưng của đối tượng cần vẽ. Xác định khoảng cách giữa các thành phần và so sánh kích thước tương đối của chúng nhằm hình thành nên bố cục của chủ thể.
  1. Xác định kích cỡ và hình dạng của “không gian âm” (vùng không gian trống giữa các bộ phận của đối tượng cần vẽ).
  1. Cuối cùng là xác định “ranh giới” giữa sáng và tối dựa vào quan sát thực tế.
Có hoa tay, có năng khiếu thì vẽ mới đẹp ?
Bạn nghĩ là học vẽ tay cần có năng khiếu ?
Không biết là vụ hoa tay với năng khiếu này làm nhụt chí biết bao kẻ thích vẽ nữa, khi tham gia diễn đàn đồ họa thấy có một số thành viên rất tin vào hoa tay với năng khiếu quyết định khả năng vẽ tay.
Ôi! Vậy có thật là học vẽ tay thì cần phải có hoa tay hay năng khiếu không?
Vấn đề tranh luận về hoa tay này từ xưa lắc xưa lơ rồi, đến giờ cũng có nhiều họa sĩ khẳng định là học vẽ tay thì chẳng cần có hoa tay gì hết. Thành công hay không cũng không do hoa tay quyết định. Nhưng mà nói mọi người vẫn không tin, để hiểu rõ vụ này mình tò mò tìm hiểu và viết lại thành bài cho dễ hiểu.
Nếu ngay cả vẽ đẹp là gì còn chưa rõ thì bạn sẽ giựa vào đâu để đánh giá là người ta vẽ đẹp hay vẽ xấu?
Cái đẹp của các nhà bình tranh, các họa sĩ chắc chắn sẽ khác người chưa tìm hiểu về hội họa.
Phần lớn mọi người thích màu tím, sau đó là màu xanh nhưng vẫn có phần nhỏ thích các màu đen nâu cam …
Mỗi người đều có cách để nhìn nhận cái đẹp khác nhau, không có một chuẩn đẹp chung cho tất cả.
Tuy nhiên, mình thấy phần đông mọi người vẫn cho rằng vẽ đẹp là vẽ giống y như thật. Nên ta sẽ định nghĩa theo số đông, căn cứ vào chuẩn đẹp của số đông để nói về hoa tay và năng khiếu. Từ đó ta cũng suy ra được vẽ xấu (trong mắt phần đông) sẽ là vẽ không giống được như thật.
Các nhà khoa học đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu nhằm giải đáp câu hỏi lâu đời nói trên. Họ cho rằng khả năng vẽ được tạo thành từ 3 yếu tố chính:
3 yếu tố này đều là những quá trình xảy ra bên trong não bộ con người. Nếu bạn không thể đáp ứng được các yếu tố trên thì cũng đừng quá lo lắng vì theo các nhà nghiên cứu tại Đại học London, mọi người đều có thể cải thiện chúng thông qua quá trình luyện tập.
Nói một cách nôm na, những người không thể vẽ tốt là do họ chưa nhìn thấy được hình ảnh thực sự của thế giới. Khi chúng ta nhìn vào 1 vật thể, hệ thống thị giác sẽ tự động đánh giá sai các thuộc tính như kích thước, hình dáng và màu sắc. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng chính các phán xét sai lầm này đã dẫn đến sai sót trong một bức tranh. Khá nghịch lý, đây lại là cách mà chúng ta cảm nhận thế giới xung quanh.
Nhà nghiên cứu Justin Ostrofsky và các đồng nghiệp tại Đại học New York cho biết những người gặp vấn đề về khả năng xác định kích thước, hình dáng, màu sắc và độ sáng sẽ mất đi khả năng vẽ đẹp. Trong khi đó, những người vẽ tốt sẽ có cách chống lại sai lầm thị giác và “nhìn được” thế giới thật.
Tuy nhiên, theo Rebecca Chamberlain, nhà tâm lý học tại Đại học London thì sai lầm trong thị giác chỉ là 1 phần của vấn đề. Mới đây, Chamberlain và các đồng nghiệp của cô đã thực hiện một số thí nghiệm để xác định vai trò của khả năng ghi nhớ hình ảnh đối với năng khiếu vẽ tay.
Cuối cùng, nhóm kết luận rằng những người có kỹ năng vẽ tốt, có khả năng ghi nhớ được hình ảnh của đối tượng cần vẽ thông qua một hình ảnh khác đơn giản hơn. Hơn nữa, người đó cũng cần phải có khả năng nhìn và nhớ một vật thể ở 2 giác độ:
2 góc nhìn này sẽ được liên tục chuyển đổi qua lại một cách linh hoạt trong quá trình hoàn thành một bức vẽ đẹp.
Hơn nữa, theo nghiên cứu vừa được công bố trên Tạp chí Tâm lý học, thẩm mỹ, sáng tạo và nghệ thuật, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra yếu tố thứ 3 hình thành nên khả năng vẽ đẹp. Theo đó, một người có thể vẽ tốt do họ biết chọn những thành phần quan trọng trong 1 vật thể để thể hiện lại. Một họa sĩ sẽ nhìn được chi tiết quan trọng trên vật thể cần vẽ, sau đó họ tập trung vào chi tiết đó và bỏ qua các yếu tố khác không cần thiết. Sản phẩm cuối cùng là một bức vẽ tốt, đối tượng được thể hiện thông qua các chi tiết trọng yếu.
Hiện tại, các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm mối quan hệ tương hỗ giữa 3 yếu tố nói trên trong quá trình vẽ. Tuy nhiên, tất cả các yếu tố trên đều có thể được cải thiện qua quá trình tập luyện. Chamberlain cho biết:“Tập luyện là một việc làm quan trọng nhằm hoàn thiện kỹ năng vẽ. Có thể một số người sở hữu khả năng thiên bẩm là “nhìn vật thể” chính xác hơn so với những người khác. Tuy nhiên, mọi thứ đều có thể được khắc phục bằng các mẹo và quá trình thực hành”.
Thật sự, trong các nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Columbia, nhóm nghiên cứu của Chamberlain đã phát hiện ra rằng kỹ năng vẽ của con người sẽ được cải thiện theo thời gian tập luyện. Kết quả trên đã được kiểm chứng một cách khách quan bởi các chuyên gia trong lĩnh vực hội họa. Dựa trên kết quả nghiên cứu này, các nhà tâm lý học đã gợi ý một số kỹ thuật nhằm cải thiện khả năng vẽ của mỗi người.
Cuối cùng, nhóm nghiên cứu khẳng định rằng: “Hầu như không có kỹ năng nào của con người mà không thể cải thiện qua quá trình tập luyện”. Nói cách khác, bất cứ ai trong chúng ta cũng đều có thể vẽ và vẽ tốt. Do đó, đừng nên quá chú trọng vào định kiến “hoa tay” thiên phú.
Chỉ cần bạn thích vẽ và tập luyện thường xuyên, chắc chắn sẽ có những bức vẽ được đánh giá cao. Nếu không có thời gian thì thì tự học vẽ ở nhà bằng quyển sách tự học vẽ trong 30 ngày, hoặc có thời gian hơn thì tham khảo các lớp dạy vẽ để học thì sẽ vững hơn.
Nguồn: http://toihocdohoa.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét